Thước tầm – Ý nghĩa cây thước ( sào mực)

Thước tầm trong nhà gỗ truyền thống.

Để thống nhất kích thước; trong khi phương Tây dùng bản vẽ kĩ thuật phức tạp, chi li và cứng nhắc thì người Việt Nam dùng cái thước tầm; (còn gọi là rui mực sào mực). Đó là một thân tre bổ đôi dài hơn chiều cao của cột cái; trong lòng máng vạch những kí hiệu cho phép xác định các khoảng ngang, khoảng đứng và khoảng chảy; từ đó mà ấn định được kích thước của các bộ phận như chiều cao của cột hiên, cột con, cột cái

Cây sào mực
Thước tầm hay còn gọi là cây sào mực

Kích thước quy ước trên các thước tầm chính là mô đun của thức kiến trúc cố Việt Nam. Từ nhỏ bé, đơn giản như ngôi nhà ở tranh, tre, nứa, lá cho đến đồ sộ, phức tạp như công trình cung điện, đình, chùa … Các Thước tầm được sử dụng rộng khắp và phổ biến như nhau. Nó quy định đơn vị cơ sở để tính toán chiều cao, chiều ngang được gọi là khoáng đứng và khoảng nằm, và do đó có cả khoảng chảy – chiêu nghiêng. Kích thước các cấu kiện hệ thống khung sườn nhà được đánh dấu riêng biệt trên các Thước tầm.

Hình ảnh mô đun trong thức kiến trúc của Việt Nam

Vị trí lưu trữ thước tầm.

Khi hoàn thành nhà, gia chủ phải làm lễ cài sào để báo cáo với thần linh thổ địa và long trọng đưa cây thước tầm lên gác ở vị trí cao nhất dưới nóc giữa hai vì kèo. Chỉ khi nào cần sửa chữa thì thợ cả mới lấy xuống để đo cắt các chi tiết thay thế.

Tham khảo thêm chữ viết trên nóc và câu đầu. https://gotankien.com/chu-viet-tren-noc-nha-go-va-cau-dau/

Thước tầm nhà gỗ
Hình ảnh cây sào mực được lưu trữ trên lưng câu đầu.

Mô đun tính toán của các công trình nhà gỗ truyền thống.

Nhà nào thước ấy, không thể mượn thước người khác mà làm nhà cho mình được. Thước tầm trở thành vật xác định quyền sở hữu ngôi nhà của chủ nhân. Ông cha ta xưa kia không có bản vẽ thiết kế kiến trúc mà tất cả chỉ căn cứ vào các Thước tầm của người thợ cả, căn cứ vào đó mà đem tre ra cắt, đem gỗ ra cưa, làm chốt, đục mộng… nhiều thợ cùng làm nhiều cấu kiện, song lên bộ khung vì thì thống nhất ăn khớp nhau rất ít khi sai biệt, khá tài tình.

Thông thường, đơn vị mô đun tính toán của các công trình kiến trúc cổ truyền Việt Nam là:

Tỉ lệ đứng/ ngang (nằm) = 2/3 – có độ dốc i= 66,6%. Một khoảng nằm quy ước bằng một thước ta (khoảng trên dưới 40cm hoặc 2 gang tay).

Mô đun thước tầm
Hình ảnh mô đun tỷ lệ giữa các khoảng trong nhà gỗ truyền thống

Tùy theo từng địa phương cũng như quy ước của từng nhóm thợ, các ký hiệu trên thước tầm có thể khác nhau, song đây thực sự là một “bản vẽ” vô cùng chính xác mà cũng vô cùng bí ẩn của những ngôi nhà Việt.

Nhà gỗ truyền thống
Vì nhà gỗ truyền thống phổ biến.

Các vì được lắp dựng với hình dạng các cột phải theo nguyên tắc “Thượng thu hạ thách”; (thách 2 phân cho mỗi thước cao của cột) nên kích thước các khoảng nằm ở các mức cao của xà lòng, xà nách. Thế đứng choãi “Thượng thu hạ thách” là thế đứng vững của công trình mà người xưa đã lựa chọn.

GỖ TÂN KIẾN – GÌN GIỮ NẾP NHÀ VIỆT

Trên đây là đôi nét về cây Thước tầm trong nhà gỗ truyền thống. Để tìm hiểu sâu hơn về nhà gỗ, quý khách liên hệ trực tiếp nghệ nhân Nguyễn Đình Tĩnh 0837736565.

Gỗ Tân Kiến đơn vị thi công nhà gỗ, nhà thờ họ uy tín và chuyên nghiệp hàng đầu trong khu vực,với bề dày kinh nghiệm lâu năm trong ngành gỗ.

Địa chỉ: KCN Canh Nậu Thạch Thất Hà Nội

Điên thoại: 0837736565 nghệ nhân Nguyễn Đình Tĩnh

Hotline: 0848252555 Kts Nguyễn Đình Tân

Website: https://gotankien.com

3 thoughts on “Thước tầm – Ý nghĩa cây thước ( sào mực)

  1. Pingback: THỢ LÀM NHÀ GỖ - ĐƠN VỊ LÀM NHÀ GỖ UY TÍN - GỖ TÂN KIẾN

  2. Pingback: Các nghi lễ trong xây dựng nhà gỗ - GỖ TÂN KIẾN

  3. Pingback: Đặc điểm của nhà gỗ trong kiến trúc nhà ở hiện nay. - GỖ TÂN KIẾN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *