Các nghi lễ trong xây dựng nhà gỗ

Xây dựng nhà gỗ truyền thống.

Tuy chỉ là một tế bào rất nhỏ trong đời sống cộng đồng; nhưng với mỗi cá nhân, ngôi nhà lại là cả một vấn đề lớn. Nó không chỉ đơn thuần là nơi cư trú, sinh hoạt của gia đình. Xây dựng nhà gỗ còn mang nét văn hóa tín ngưỡng – tâm linh sâu sắc. Có ảnh hưởng đến cả tương lai con cháu sau này theo quan điểm của người xưa. Chính vì vậy mà xây dựng nhà gỗ được coi là một trong những việc lớn của đời người; phải được chọn lựa rất kỹ càng với nhiều thủ tục không hề đơn giản. Và trong đó không thể không kể đến các nghi lễ quan trọng trong quá trình xây dựng.

Các nghi lễ trong xây dựng nhà gỗ.

Từ khi bắt tay vào xây dựng nhà gỗ cho đến khi ngôi nhà được cất dựng; người ta còn phải thực hiện khá nhiều nghi lễ. Song tùy từng nơi từng vùng những nghi lễ này có gia giảm khác nhau:

Một số nghi lễ chính.

– Lễ bình cơ (Phú Yên) gia chủ mua sắm lễ vật đặt ngay trên miếng đất định chọn để cúng gia tiên, thổ thần rồi mới định hướng nhà. Sau đó gia chủ đi mời thợ bàn việc làm nhà.

Hình ảnh gia chủ làm lễ tại khu đất

Lễ phạt mộc

– Lễ phạt mộc, kiểu cách của ngôi nhà đã được thống nhất giữa chủ và hiệp thợ. Người ta làm lễ khởi công gọi là lễ phạt mộc. Gia chủ làm hai mâm cỗ, một để cúng gia tiên, thổ thần, một để cúng tổ sư thợ mộc. Cúng xong người thợ cả cầm rìu chặt ba nhát vào một cây gỗ định làm cột cái để làm phép. Có nơi gia chủ nhặt lấy ba miếng gỗ do người thợ vừa chặt văng ra; giữ lấy để đề phòng thợ làm phản thì đem ba miếng gỗ ấy ra ếm lại.

Phạt mộc
Hình ảnh tham khảo về lễ phạt mộc

Sau lễ này có thể bắt tay ngay vào công việc. Nhưng cũng có thể để lùi vài ngày sau cũng được. Nhưng nhất thiết người thợ cả phải lên sào mực định kích thước ngôi nhà vào lòng của nửa thân cây tre. Rui mực còn gọi là thước tầm, sào nhà… tùy theo từng địa phương.

Xây dựng nhà gỗ thước tầm
Hình ảnh nghệ nhân Nguyễn Đình Tĩnh nảy mực đất tạo thước tầm

Lễ cất nóc

– Lễ lập tục hay lễ cất nóc, lễ này được coi là quan trọng nhất không thể bỏ qua. Nếu nhà làm chưa xong mà chọn được ngày tốt người ta cũng có thể tổ chức lễ này. Nếu vậy người ta làm hai cái nạng để nâng đoạn cái nóc của gian chính giữa lên. Đoạn gỗ này phải để nguyên đó cho đến khi dựng nhà thì đặt vào vị trí của nó trong bộ khung.

Cất nóc nhà gỗ
Công tác chuẩn bị cho lễ cất nóc nhà gỗ

Tham khảo thêm bài viết về lễ cất nóc https://gotankien.com/le-cat-noc-le-thuong-luong-la-gi/


– Lễ hoàn thành hay còn gọi là lễ lạc thành, lễ cài sào (gác thước tầm lên hai đầu cột cái của gian chính giữa).

Xây dựng nhà gỗ
Hình ảnh cây sào mực được gác lên lưng câu đầu.

Tham khảo thêm bài viết về cây Thước tầm https://gotankien.com/thuoc-tam-trong-nha-go-truyen-thong/

Một số nghi lễ khác.

-Lễ mừng nhà mới, chủ nhà tổ chức cúng gia tiên, thổ thần rồi liên hoan. Những người được mời tới dự thường tặng chủ nhà tiền, câu đối, pháo.

– Lễ an thổ, lễ này để báo thổ thần biết nhà đã làm xong. Trong số lễ vật có gạo rang trộn với nước để rắc vào bốn góc nhà.
– Lễ động sàng, cúng báo gia tiên để dọn về nhà mới và được kê gia cụ vào nhà.

-Lễ trả công thợ, lễ này do thợ tổ chức cúng tiên sư để nhận tiền công.
– Lễ an cư, lễ tạ tổ tiên, thổ thần để báo cho biết là chủ nhân đã làm ăn yên ổn trong nhà mới

GỖ TÂN KIẾN – GÌN GIỮ NẾP NHÀ VIỆT

Trên đây là một số các nghi lễ trong xây dựng nhà gỗ. Để tìm hiểu sâu hơn, quý khách liên hệ đến Gỗ Tân Kiến; đơn vị thi công nhà gỗ, nhà thờ họ uy tín và chuyên nghiệp hàng đầu trong khu vực. Hoặc liên hệ trực tiếp đến nghệ nhân Nguyễn Đình Tĩnh để nhận tư vấn chuyên sâu hơn.

 

XƯỞNG NHÀ GỖ TÂN KIẾN

Địa chỉ: KCN Canh Nậu Thạch Thất Hà Nội

Điên thoại: 0837736565 nghệ nhân Nguyễn Đình Tĩnh

Hotline: 0848252555 Kts Nguyễn Đình Tân

Website: https://gotankien.com

One thought on “Các nghi lễ trong xây dựng nhà gỗ

  1. Pingback: Quy trình làm nhà gỗ truyền thống- 6 bước quyết định. - GỖ TÂN KIẾN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *